Nghĩa Hán Việt: Tái là “cửa ải”, Ông là “ông lão, ông già”, Tái Ông là “ông già sống gần biên ải”. Tái Ông thất mã là một một câu chuyện đầy kịch tính và hết sức thú vị. Nó trở thành một bài học rất đáng chiêm nghiệm và suy ngẫm trong cuộc đời. Thành ngữ “Tái Ông mất ngựa” có xuất xứ từ Trung Quốc: "Tái ông thất mã, an tri họa phúc"
Câu chuyện như sau:
Ngày xưa có một ông lão sống ở biên giới phía Bắc Trung Quốc giáp với nước Hồ (tái ông). Ông có nuôi một con ngựa. Một hôm, ngựa của ông bỏ chạy sang địa phận nước Hồ, mọi người xung quanh đều đến chia buồn với ông, nhưng ông lại bảo:
- Biết đâu lại có chuyện tốt đến.
Không lâu sau con ngựa của ông trở về và còn dẫn theo một con ngựa cao lớn, mạnh mẽ của nước Hồ. Mọi người đến chúc mừng ông, nhưng ông lại nói:
- Có lẽ nó sẽ dẫn đến tai họa cũng nên.
Quả nhiên, con trai ông lão vốn rất thích cưỡi ngựa nên đã cưỡi con ngựa to khỏe nước Hồ,cuối cùng bị ngã gãy xương và bị que chân. Lúc này hàng xóm lại rối rít đến thăm nom, nhưng ông lại nói rằng:
- Biết đâu nhờ họa mà lại được phúc.
Một năm sau, quân Hồ tràn sang gây chiến tranh và những người trẻ tuổi trong vùng hầu như đều chết trận. Thế nhưng con trai ông lão vì què chân nên được miễn đi lính và cuối cùng may mắn thoát chết.
Trong cuộc đời này, điều gì mang đến may mắn, điều gì mang đến bất hạnh, chúng ta đều không lường trước được. Vậy nên, nếu những chuyện gì đã thuộc về quá khứ và không thể thay đổi được, bạn hãy chấp nhận chúng. Hãy nói với bản thân “Được rồi, chuyện đó cũng hay xảy ra mà”! - Bạn nhận được gì từ những bất hạnh, trắc trở đã trải qua trong quá khứ? - Tương lai, nếu bạn phải đối mặt với khó khăn, trắc trở, bạn sẽ nói gì với chính mình? Và phúc hay họa đều là khó có thể lường trước được, nếu nó xảy ra thì chúng ta hãy chấp nhận và đối mặt với nó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét