Hotline: 0933 458 485

Có những người luôn cạnh tranh với những người khác để tạo sự chú ý, họ thường nói quá nhiều. Chừng nào mà họ còn nói chuyện, thì họ còn cố tạo ra sự chú ý. Những gì mà một người như thế đang thực sự nói là: “Hãy công nhận tôi; hãy chú ý đến tôi !!!”

tim-kiem-su-chu-y-cua-nguoi-khac

Cắt ngang lời người khác là một hành động cạnh tranh mà người ta hay áp dụng với ý định hướng sự chú ý về họ. Một ai đó đang kể một câu chuyện, và người tìm kiếm sự chú ý sẽ xen ngang vào. Một số trường hợp tệ hơn, họ sẽ bắt đầu bằng những cuộc nói chuyện bên lề, rồi tìm cách xen vào bắt chuyện với một người nào đó trong cuộc trò chuyện. Đây là một thủ đoạn thường được sử dụng để lôi kéo sự chú ý ra khỏi người đang phát biểu. 
Mỗi lần kẻ tìm kiếm sự chú ý chen ngang vào hay bắt đầu một câu chuyện bên lề, kẻ đó đang chuyển tải thông điệp rằng: “Hãy chú ý đến tôi. Những gì tôi nói quan trọng hơn những gì người khác nói. Lời nói của tôi có giá trị hơn”
Những người tìm cách trở thành trung tâm của sự chú ý thường không lắng nghe những người khác. Khi người khác đang nói chuyện, họ để cho tâm trí của họ đi lang thang thơ thẩn và hiếm khi tham gia câu chuyện. Những người tìm kiếm sự chú ý còn là những cá nhân không trưởng thành về mặt cảm xúc, sự tự tin và lòng tự trọng ở mức độ thấp; hậu quả là họ luôn cảm thấy lo âu, không yên tâm. Người nào bị chất lên vai gánh nặng này phải tiêu hao rất nhiều “năng lượng” nhằm tìm đủ mọi cách tạo ra những tình huống giúp họ có thể tỏa sáng và là trung tâm của sự chú ý. Điều này là thước đo về sự trưởng thành, và nhu cầu về sự chú ý – hầu như bất cứ sự chú ý nào – luôn tỷ lệ nghịch với sự trưởng thành về cảm xúc. Hãy nghĩ về những đứa bé không ngừng la lớn: “Hãy nhìn con, Mẹ, hãy nhìn con !!!”. Giống như đứa bé ấy, những người lớn không ngừng van nài sự chú ý cũng thể hiện sự không trưởng thành về mặt cảm xúc của họ. 
Trở thành trung tâm chú ý của mọi người có thể tạm thời làm dịu bớt cảm giác thầm kín về sự khiếm khuyết của họ trong tâm trạng bất an, không chắc chắn, nhưng bởi vì cảm giác đó đã ăn sâu, đã bén rễ trong sự tự tin thấp kém của họ, sự chú ý như là biện pháp “chữa cháy” đối với những người “ít” có lòng tự trọng, nhằm thể hiện cái tôi và chứng tỏ “ta giàu, ta có tiền, ta sài đồ hiệu, ta đẹp…” với tất cả mọi người. 
Ngược lại, người chín chắn về mặt cảm xúc sẽ tìm thấy những đức tính, những phẩm chất tốt trong cuộc sống, họ sẽ tự nổi bật thông qua những mối quan hệ bền vững và hài hòa giữa các cá nhân. 
“NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VỀ MẶT CẢM XÚC KHÔNG TÌM KIẾM SỰ CHÚ Ý !!!”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Lên Trên! Xuống Dưới!