Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây - Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh. Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51 - 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100 52’30’’ vĩ Bắc.
Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn Thành Phố. Dân số năm 2011 là 458.930 người, mật độ dân số trung bình là 1.851 người/km2. Với 15 xã và 01 thị trấn, xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xuân 3.508,87 ha, xã nhỏ nhất là An Phú Tây với 586,58 ha.
* Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn.
- Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè.
- Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
- Phía Tây giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An.
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao thông chính từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với các tuyến đường liên Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hòa (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm.
Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Chánh thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sau khi Pháp xâm lược và cai trị, đã thay đổi cách thức cai trị và phân ranh hành chánh, theo đó thì Bình Chánh lại thuộc quận Trung Quận (về phía chính quyền cách mạng thì gọi là huyện Trung Huyện) tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1957 huyện Bình Chánh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Trung Huyện; và đến năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến Bình Chánh lại tách ra Nam, Bắc Bình Chánh; Nam gọi là Bình Chánh- Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, tên gọi huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, Huyện Bình Chánh tách ra thành lập thêm Quận Bình Tân. Và hiện nay Huyện Bình Chánh còn lại 1 thị trấn Tân Túc và 15 xã là: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B., với diện tích là 25.255,58 ha, và dân số năm 2009 là 418.513 người.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Huyện, nhân dân Bình Chánh với truyền thống yêu nước, chống áp bức bất công, ngay từ những ngày đầu khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, nhân dân Bình Chánh đã đứng lên đấu tranh chống lại dưới ngọn cờ nghĩa khí của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (3/2/1930 ), tại Bình Chánh có các ông : Hồ Văn Long, Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trân …là những người đầu tiên giác ngộ cách mạng, đồng thời là cánh chim đầu đàn dẫn dắt nhân dân Bình Chánh làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Chánh hăng hái đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức bất công, chống lại sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, như tham gia phong trào chống sưu cao thuế nặng (1930 –1931), tham gia vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940 )…Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, nhân dân Bình Chánh đã cùng nhân dân cả nước hồ hởi đón chào sự độc lập của nước nhà, nhưng thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, nhân dân Bình Chánh lại hăng hái đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp; dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên mảnh đất Bình Chánh anh hùng đã có những trận đánh oanh liệt, gây cho địch nhiều thiệt lại rất to lớn, nặng nề và góp phần làm cho tinh thần binh lính địch hoang mang, dao động.
Nhà ở xã hội HQC An Phú Tây, Bình Chánh, TP.HCM
Tóm lại, sự hình thành và phát triển của huyện Bình Chánh từ khi thành lập cho đến nay, nhân dân Bình Chánh không ngừng chiến đấu, lao động và sáng tạo để góp phần xây dựng Huyện nhà ngày một phát triển và đi lên, xứng đáng với danh hiệu cao quý do Đảng – Nhà nước trao tặng “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân”.
I. Di tích lịch sử văn hóa
- Đình Phú Lạc
Đình Phú Lạc tọa lạc E7/177 Ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố theo Quyết định số 3267/QĐ-UBND ngày 27/7/2007. Đình Phú Lạc có sắc phong của vua Tự Đức năm 1852. Sắc phong hiện vẫn còn lưu giữ tại đình, đây là điểm nổi bậc của đình Phú Lạc so với các ngôi đình khác.- Khu di tích lịch sử Rạch Già
II. Thắng cảnh – Du lịch – Vui chơi
- Công viên văn hóa Láng Le
- Khu Di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò
Khu di tích Láng Le - Bàu Cò tọa lạc tại ấp 1 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 138/2003/QĐ-UB ngày 05/8/2003. Láng Le - Bàu Cò là nơi diễn ra trận chống càn bảo vệ căn cứ kháng chiến và lực lượng võ trang Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Láng Le - Bàu Cò (Tân Nhựt) thuộc căn cứ Vườn Thơm. Nơi đây xóm làng được thành lập bên cạnh những con sông và kênh rạch chằng chịt. Láng Le - Bàu Cò nằm trong cánh đồng bưng biền rộng lớn, tự nhiên đã tạo ra những “cái láng”, “cái bàu” nước có rất nhiều tôm, cua, cá. Đất lành chim đậu, nhiều loài chim như: cò, le le, vịt trời, cúm núm, trích, cồng cộc, cuốc, đa đa, đỏ nách, diệc... tìm đến cư trú, kiếm ăn.Chợ Long Hoa Tây Ninh: Khám phá ý nghĩa tôn giáo & trải nghiệm ẩm thực
0 nhận xét:
Đăng nhận xét