Hotline: 0933 458 485

Thị trường bất động sản là một trong 5 thị trường lớn, có vai trò quan trọng đối với các thị trường khác cũng như nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường bất động sản ở Việt Nam thời gian vừa qua mặc dù phát triển quá nóng nhưng không đều giữa các phân khúc, trong đó phân khúc thị trường nhà ở xã hội chưa được chú ý đúng mức. Hiện nay, phân khúc này đang được Nhà nước xem là trọng điểm, với những “thời cơ vàng” đối với cả hai thị trường “cung” và “cầu”.


1. Thời cơ cho thị trường “cầu”:

Theo tinh thần Nghị Quyết số 02/NQ-CP và các chính sách mới của Nhà nước đã thúc đẩy tăng cầu về nhà ở xã hội.

  • Đầu tiên phải kể đến việc Nhà nước mở rộng các đối tượng được quyền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Theo quy định cũ, chỉ có 6 nhóm đối tượng, còn theo luật nhà ở mới ban hành lên đến 10 nhóm đối tượng. Việc mở rộng quy định cho phép nhiều đối tượng được quyền mua, thuê, thuê mua Nhà ở xã hội sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho những người có nhu cầu về nhà ở được sở hữu căn hộ. 
  • Theo Nghị định mới, người có quyền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng là 5%, được hỗ trợ vay tín dụng 80% tổng giá trị căn hộ, với lãi suất không vượt quá 6%/năm (Hiện tại năm 2015 là 5%) và thời gian vay tối thiểu là 15 năm đồng thời được Ngân hàng Nhà nước cam kết cho người vay có quyền dùng chính căn hộ làm tài sản thế chấp khi vay.
  •  Bên cạnh đó, thời gian giao căn hộ và tiến độ xây dựng được các cơ quan nhà nước như: Sở xây dựng, Cơ quan thuế, Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng tài trợ… tại tỉnh thành phát triển nhà ở xã hội đó giám sát và quản lý trong suốt quá trình thi công.
nha-o-xa-hoi-hqc-binh-minh-vinh-long


2.Thời cơ cho thị trường “cung”:

Có thể nói, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi ở phân khúc nhà ở xã hội. Đó là tiềm năng về nhu cầu nhà ở xã hội của thị trường rất lớn. Ở các nước phát triển, thu nhập bình quân từ 50.000 USD trở lên, nhu cầu về nhà ở xã hội của người dân vẫn rất lớn và Chính phủ nào cũng quan tâm giải quyết thì hiển nhiên ở Việt Nam, khi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn khi chỉ khoảng 2.000 USD thì chắc chắn nhu cầu về nhà ở xã hội là rất lớn.


Theo đánh giá của Bộ Xây dựng (trích tại Tạp chí Tài chính), có tới 80% người dân cần nhà ở xã hội. Thị trường bất động sản thời gian qua rơi vào trạng thái “bong bóng”, sự nóng lên của thị trường nhà ở là do nhu cầu đầu tư của những người có tiền chứ không phải xuất phát từ nhu cầu thực của người dân. Các doanh nghiệp bất động sản lại chạy theo lợi nhuận cao, nên chỉ tập trung phát triển phân khúc nhà ở cho người thu nhập cao trong xã hội, vì vậy đang khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp trong khi đó thì nhu cầu của người dân vượt hơn rất nhiều. Ở Hà Nội, khi dự án thuộc khu dân cư Ngô Thì Nhậm Hà Đông và khu đô thị Việt Hưng quận Long Biên hoàn thành, số lượng người mua nhà thu nhập thấp so với hồ sơ đăng ký mua nhà thu nhập thấp lên gấp khoảng 10 lần (Theo trang đầu tư Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ngày 22/02/2011). Còn tại TPHCM, sau hơn một thời gian ngắn triển khai tiếp nhận hồ sơ đăng ký tại dự án Nhà ở xã hội tiên phong khu vực miền Nam – Căn hộ HQC Plaza, cung ứng cho thị trường 1735 căn hộ, cũng đã có “chủ nhân”. Điều này cho thấy nhu cầu được mua và sử dụng những căn hộ này là rất lớn, song lại chưa đủ hàng hóa đáp ứng cho người dân.



Về phía các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, Nhà nước cũng có những chính sách ưu đãi. Trong suốt 2 năm triển khai Nghị Quyết 02/NQ-CP (07/01/2013), Bộ xây dựng đã tích cự phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về nhà ở xã hội, luôn quan tâm, ủng hộ các doanh nghiệp, điều này thể hiện rõ từ Nghị định 188/2013/NĐ-CP (20/11/2013) cho đến Nghị định 99; 100 và 101 của Chính phủ về Cải tạo nhà chung cư, hướng dẫn luật nhà ở 2015 vừa mới có hiệu lực, vừa góp phần tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đảm bảo có khả năng cung cấp nhà ở xã hội với giá cả phù hợp với mức chi trả của nhiều người. 

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là vốn, đặc biệt là vốn vay dài hạn với ưu đãi lãi suất do thu hồi vốn chậm (người thuê, thuê mua trả dần trong nhiều năm), nhưng theo chính sách các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong lĩnh vực này được sử dụng nhà ở và công trình xây dựng hình thành trong tương lai trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội làm tài sản thế chấp khi vay vốn đầu tư cho dự án đó, được áp dụng chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất vay là 6%/năm trong thời gian 5 năm. Nhà nước cũng đưa ra những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp để đảm bảo giá nhà ở xã hội mà doanh nghiệp cung cấp phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân như:
  • Doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội;
  •  Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng là 5% kể từ ngày 01/7/2013 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội;
  • Được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với thu nhập từ doanh thu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01/7/2013;
  • Được hỗ trợ từ nguồn ngân sách toàn bộ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước);
  •  Được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án theo điều kiện của địa phương;
  • Được miễn thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
  •  Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy chuẩn.

Phát triển nhà ở xã hội không chỉ là một chủ trương có tính chiến lược của nhà nước ta, không chỉ có ý nghĩa kinh tế, giải quyết sự thiếu cân bằng cung cầu trong thị trường bất động sản ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn, đảm bảo quyền có nhà ở của người dân. Chính vì vậy, nắm rõ những thời cơ đối với thị trường cung và cầu ở phân khúc nhà ở xã hội là rất cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xã hội cũng như giải quyết nhu cầu an cư của người dân ở Việt Nam hiện nay.


Một số dự án Nhà ở xã hội đang tiếp nhận hồ sơ đăng ký: Xem chi tiết tại đây


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Lên Trên! Xuống Dưới!